Đau vai gáy là hiện tượng bất kỳ ai cũng có thể gặp và có đang xu hướng trẻ hóa. Vậy đau mỏi vai gáy là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách khắc phục như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ chứng bệnh này và có giải pháp phù hợp cho mình!
Bệnh đau mỏi vai gáy là gì?
Bệnh đau mỏi vai gáy là một dạng rối loạn thần kinh cơ, xảy ra bởi sự co cứng cục bộ, đột ngột của các cơ hoặc tổn thương xương khớp, đốt sống cổ. Từ đó, gây đau mỏi, nhức nhối và tê bì khó chịu ở vùng cổ, vai gáy.
Triệu chứng bệnh có thể xuất hiện trong thời gian ngắn hoặc kéo dài nhiều ngày. Trong một số trường hợp, tình trạng đau có thể diễn ra trong nhiều tháng, làm suy giảm khả năng vận động của người bệnh.
Triệu chứng thường gặp
Dưới đây là một số triệu chứng thường gặp bạn cần nắm rõ:
– Cơn đau thường xuyên xuất hiện vào lúc sáng sớm, khi vừa ngủ dậy hoặc khi ngồi làm việc. Ở một số người cơn đau vai gáy có thể diễn ra độc lập hoặc có cảm giác tê mỏi nhiều hơn đau.
– Cơn đau từ vùng gáy lan sang bả vai, cánh tay, lưng,… Ở giai đoạn nặng, người bệnh có thể bị đau lên vùng đầu và lan xuống các chi gây tê bì, rối loạn cảm giác…
– Cơn đau vai gáy lan lên vùng đầu gây hiện tượng nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt, ù tai… Trường hợp nặng hơn bệnh nhân có biểu hiện nôn mửa do lượng máu lưu thông lên não giảm hay rối loạn tuần hoàn máu.
– Khi hoạt động mạnh hoặc làm việc trong thời gian dài cơn đau càng tăng lên và sẽ giảm đi nếu cơ thể được nghỉ ngơi và làm việc nhẹ nhàng.
– Cơn đau làm bệnh nhận cứng cổ, khó cử động cổ kém linh hoạt, khó quay đầu sang trái, phải.
Nguyên nhân gây đau mỏi vai gáy
– Tập luyện quá sức hoặc thực hiện không đúng kỹ thuật thì lại dễ gây ra những cơn đau mỏi vai gáy. Bên cạnh đó, việc khởi động qua loa hoặc không khởi động trước khi chơi thể thao cũng là một trong những yếu tố khiến vai gáy bị nhức mỏi.
– Do ngồi sai tư thế hay ngồi quá lâu ở một tư thế, gối đầu cao khi ngủ, dựa đầu vào ghế, nằm nghiêng và co quắp…. khiến cho một số cơ bị căng giãn hoặc chịu lực tì đè quá mức chèn ép vùng bả vai, khí huyết lưu thông chậm dẫn tới đau vai gáy.

– Mang vác nặng: thường xuyên bưng bê, mang vác quá sức hoặc sai tư thế là nguyên nhân đau vai gáy cơ học hàng đầu.
– Bệnh nhân bị stress căng thẳng trong thời gian dài, cơ thể có thể phản ứng lại làm cơ bị co cứng, đau đớn ở một số vùng trên cơ thể, trong đó có vùng vai gáy.
– Bệnh lý dây thần kinh: rối loạn chức năng dây thần kinh hoặc các dây thần kinh bị kéo dãn quá mức gây ra đau.
– Do nhiễm lạnh: Ngồi phòng điều hòa, tắm nước lạnh,… khiến cơ thể bị nhiễm lạnh, khí huyết ngưng trệ. Tình trạng này kéo dài làm dây thần kinh bị tổn thương, khiến các triệu chứng nhức mỏi vai gáy này càng nặng hơn.
– Chế độ ăn uống thiếu dinh dưỡng: đau vai gáy còn do cơ thể thiếu một số vitamin và khoáng chất cần thiết, đặc biệt là canxi sẽ làm cho dây thần kinh ngoại vi hoạt động yếu dẫn tới tê bì, đau đớn vùng vai gáy.
– Một số nguyên nhân do bệnh lý về xương khớp như: thoái hóa đốt sống cổ, vôi hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm,viêm khớp dạng thấp, rối loạn khớp bả vai lồng ngực…
Đối tượng dễ mắc bệnh đau mỏi vai gáy
– Nhân viên văn phòng.
– Lái xe.
– Người lao động nặng.
– Người bị dị tật bẩm sinh vùng cổ, gáy do thay đổi thời tiết.
– Người mắc các bệnh thoái hóa đốt sống cổ, thoát vị đĩa đệm, lao, ung thư vùng cổ,…
Các cách điều trị đau vai gáy cần biết
Chữa đau vai gáy bằng Tây Y
– Thuốc Tây: Thuốc giảm đau (paracetamol, tylenol 8H….), Thuốc kháng viêm không steroid (diclofenac, meloxicam celecoxib,…), Thuốc giãn cơ (mydocalm, myonal, diazepam), Thuốc giãn cơ vân (myonal, mydocalm…)
– Phẫu thuật: Nếu cơn đau vai gáy không thuyên giảm và thuốc giảm đau không còn tác dụng thì biện pháp phẫu thuật sẽ được tiến hành. Có 2 hình thức phẫu thuật: dùng laser hoặc phẫu thuật hở.
– Kéo giãn cột sống: là những dụng cụ giúp hỗ trợ điều trị đau vai gáy và làm giảm các cơn đau nhức hiệu quả.
Chữa đau vai gáy bằng Đông Y
Bài thuốc nam
Bài thuốc 1: Người bệnh đau vai gáy lấy một nắm lá ngải cứu mang rửa sạch và 1 nắm muối trắng đem sao vàng lên, cho tất cả vào 1 túi vải sạch. Chườm lên vùng bị đau 15 phút.
Bài thuốc 2: Lấy 1 quả cam, cắt phần đầu quả cam bỏ đi. Cho một ít phèn chua, 1 củ hành khô vào phần ruột quả cam. Sau đó, đặt lên bếp để nướng dưới lửa nhỏ. Sau 15 phút, cắt quả cam ra lát mỏng rồi đắp vào vùng bị đau.
Bài tập hỗ trợ điều trị đau vai gáy
Tư thế con mèo: Hai chân rộng bằng hông, hai tay chống xuống sàn. Cánh tay và đùi tạo song song và vuông góc với mặt sàn. Cong lưng, hóp bụng, cằm ghì vào xương ức, giúp giãn tối đa các đốt sống cổ.
Tư thế gập người: Hai tay vươn cao, ngón tay giữa đẩy căng lên trên để hướng thẳng cột sống. Người bị đau vai gáy gập người về phía trước, lưng giữ thẳng.
Việc kết hợp sử dụng thuốc tây và các bài thuốc dân gian cùng các phương pháp vật lý trị liệu để đạt hiệu quả cao nhất.
Hướng tới điều trị hiệu quả bệnh đau mỏi vai gáy bằng thảo dược tự nhiên, Dạ Thảo Liên cho ra đời tinh dầu Ngải cứu đặc trị các bệnh về xương khớp, đau mỏi vai gáy, tê bì chân tay, đau dây thần kinh tọa đã và đang được rất nhiều bệnh nhân đón nhận bởi hiệu quả mà nó mang lại. Với thành phần chính như: Tinh dầu Ngải Cứu, Tinh dầu Bạc hà, Tinh dầu Quế, Tinh dầu Lộc đề xanh, Tinh dầu Nghệ, Tinh dầu Long não, Tinh dầu Gừng
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, các thành phần hóa học trong cây Ngải cứu chứa tinh dầu, Aavonoid, Coumarin, các chất Sterol,… Theo y học cổ truyền, ngải cứu có tính ấm, tác dụng phá ứ huyết,chỉ thống và tán phong hàn nên có khả năng thư giãn cơ vùng gáy, giảm tình trạng đau mỏi, cải thiện hiện tượng cứng cổ và tê bì chân tay.
Cách dùng tinh dầu Ngải Cứu Dạ Thảo Liên điều trị đau vai gáy
Dùng thanh lăn trên đầu chai tinh dầu lăn dọc vùng gáy, xoa bóp nhẹ nhàng 15-20 phút tại vùng vai, gáy và dọc cánh tay. Mỗi ngày thực hiện 2-3 lần. Sau 3 ngày sẽ thấy hiệu quả.
Bệnh nhân có thể kết hợp xoa bóp tinh dầu ở các khớp tay, chân. Nhỏ 5-10 giọt tinh dầu Ngải cứu vào bồn tắm để ngâm mình thư giãn từ 5-10 phút, cơ thể sẽ thấy sảng khoái hơn nhờ hương thơm dễ chịu của tinh dầu, giảm hiện tượng đau đầu do bệnh đau mỏi vai gáy mang lại.
Mua Tinh Dầu Ngải Cứu Dạ Thảo Liên tại đây:
Thực Phẩm Chức Năng