Sâu răng là một bệnh nhiễm khuẩn, gây mất mô khoáng và làm tổn thương tổ chức cứng của răng. Tại Việt Nam, có tới 75% người trưởng thành và 85% trẻ nhỏ mắc bệnh sâu răng, nhưng hầu hết không được điều trị, hoặc chỉ đến nha sĩ khi tình trạng đau nhức đã trầm trọng.
Một nụ cười trẻ thơ thật rạng rỡ hồn nhiên dù cho đó là hàm răng sún đi chăng nữa, nhưng nếu đổi lại là một hàm răng trắng khỏe mạnh chắc chắn sẽ là món quà tuyệt vời mà bé nào cũng sẽ vui mừng và cảm ơn cha mẹ khi đã đầy đủ nhận thức. Vậy làm thế nào để kiểm soát các vấn đề răng miệng mà cụ thể là vấn đề sâu răng ở trẻ, chúng ta hãy cùng tìm hiểu.
Sâu răng là gì
Sâu răng xuất phát từ những vết nứt trên bề mặt răng bị axit có trong nước bọt, thức ăn thừa lên men và vi khuẩn tấn công tạo thành những lỗ nhỏ trên răng, từ những lỗ nhỏ này vi khuẩn xâm nhập rộng và sâu hơn vào lớp men rồi đến ngà răng, tủy răng thậm chí sâu hơn nữa, ảnh hưởng trực tiếp đến mạch máu, dây thần kinh.
Đối với trẻ em, sâu răng ảnh hưởng nặng nề đối với cả các bé chưa thay răng sữa và các bé đã thay răng hoàn toàn đó là hàm răng vĩnh viễn không lấy lại được sự chắc khỏe ban đầu, càng để lâu răng các bé càng bị sâu nhiều gây xô lệch hàm, ảnh hưởng đến xương hàm, thẩm mĩ cũng như sự phát triển thể chất của các bé.
Các yếu tố tác động gây nên sâu răng

- Vi khuẩn bệnh lý: S.mutans là vi khuẩn chịu trách nhiệm chính, nhờ các thụ thể đặc biệt, S.mutans có khả năng bám dính trên bề mặt răng dễ dàng. Sau khi bám dính, chúng tiết men GTase chuyển hóa đường Sucrose thành Glucan – là lớp màng mỏng trên bề mặt răng – đóng vai trò như một cầu nối giúp S.mutans bám chắc hơn và tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn sinh acid khác bám theo, trở thành chất nền của mảng bám răng. Tại đây, chúng tác động vào đường/tinh bột trong thức ăn, tạo ra acid làm mất khoáng cấu trúc bề mặt của răng, khiến răng dần bị mòn mủn, thủng và hình thành lỗ sâu.
- Carbohydrat: đường, tinh bột ,.. là chất nền cơ bản cho dinh dưỡng của vi khuẩn
- Thời gian: vi khuẩn cùng màng bám thức ăn lưu lại càng lâu trên bề mặt răng thì càng có cơ hội khởi phát sâu răng.
- Ngoài ra, chất lượng men răng kém, hay tình trạng lượng nước bọt tiết ra ít cũng là các yếu tố nguy cơ gây sâu răng.
Tiến triển sâu răng

- Khi mới chớm sâu, có thể quan sát được các vết đốm, nâu trên bề mặt răng, chưa có cảm giác đau nhức.
- Khi sâu răng tiến triển vào ngà, sẽ hình thành các lỗ sâu, kèm cảm giác đau nhức khi có kích thích (cơ học, nhiệt độ,..). Khi sâu đã lan vào tủy, gây viêm tủy, cảm giác đau buốt sẽ diễn ra thường xuyên, dữ dội, tự phát ngay cả khi không có tác nhân kích thích
Các dấu hiệu sâu răng
Nếu trẻ bị sâu răng thì dấu hiệu cũng tương tự như người lớn đó là cảm giác ê buốt, có chấm đen hoặc ngà trên răng, hơi thở có mùi, đau nhức răng. Nhưng trẻ dường như chưa phân biệt được những cảm giác này và rất nhanh quên nên việc phát hiện sâu răng ở trẻ thường chậm trễ, thường là khi trẻ đã sâu răng rồi cha mẹ mới phát hiện ra.
Khi phát hiện con em mình bị sâu răng, cha mẹ nên đưa bé đi khám ở các phòng khám, bệnh viện chuyên khoa để bác sĩ kịp thời đưa ra phương án hỗ trợ sức khỏe răng miệng cho bé, nếu bị nhẹ bác sĩ có thể trám vết nứt bằng flouride nhưng nếu răng đã bị hổng, vỡ nhiều thì sẽ phải nhổ.
Điều trị bệnh sâu răng ở trẻ như thế nào?
Sâu răng ở trẻ là bệnh có thể phòng ngừa và điều trị hiệu quả, nhưng đôi khi các biện pháp này không được quan tâm đúng mức. Chỉ đến khi các vấn đề răng miệng trở nên trầm trọng, gây ra những cơn đau triền miên, dẫn đến khó ăn, khó ngủ, sức khỏe giảm sút thì người bệnh mới tìm tới bác sĩ nha khoa để thăm khám.
- Ở giai đoạn mới chớm, khi chưa có lỗ sâu rõ ràng thì răng vẫn còn cơ hội được tái khoáng hóa trở lại. Điều này có thể thực hiện bởi chính người bệnh mà không cần dùng những biện pháp điều trị phức tạp, tốn kém. Thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt, chăm sóc kĩ răng miệng hằng ngày sẽ giúp hạn chế sự tấn công của vi khuẩn.
- Khi đã có sâu răng với lỗ sâu quan sát được thì bắt buộc phải tiến hành hàn trám bằng vật liệu nha khoa vì tổn thương tổ chức cứng này không thể tự hồi phục. Trám răng giúp phục hình và ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập xuống dưới vùng bị sâu. Răng cần phải làm sạch phần viêm, triệt tủy sâu nếu có và được trám kín bằng vật liệu thích hợp. Hàn trám răng là một thủ thuật nha khoa đơn giản và nếu được tiến hành sớm, càng có cơ hội bảo tồn răng cao.
- Đối với những răng đã có sâu nặng, nhất là các răng hàm, không có cơ hội phục hồi và có nguy cơ gây viêm, áp xe chân răng, nhiễm trùng khoang miệng thì chỉ định nhổ răng là cần thiết.

Phòng bệnh sâu răng ở trẻ hơn chữa bệnh – Giải pháp phòng ngừa và điều trị sâu răng của Dạ Thảo Liên
- Chải răng sau mỗi bữa ăn hoặc ít nhất 2 lần trong ngày sau bữa tối với kem chải răng có chứa flour (lưu ý: nhúng ướt bàn chải đã có kem đánh răng, sau đó nhỏ 1 giot tinh dầu trị sâu răng Dạ Thảo Liên vào). Chải nghiêng một góc 45 độ, động tác chải hất về phía mặt nhai hoặc chỉ xoay tròn quanh chân răng. Chải từng bề mặt răng cho tới khi sạch mảng bám.
- Sau khi chải răng sạch sẻ, bạn dùng nạo lưỡi để làm sạch bề mặt lưỡi nhé
- Dùng chỉ tơ nha khoa để làm sạch các kẽ răng, kết hợp với nước súc miệng được nhỏ 1 giọt tinh dầu trị sâu răng Dạ Thảo Liên để diệt sạch vi khuẩn gây sâu răng

Kháng sinh trong tinh chất lá trầu không của tinh dầu trị sâu răng Dạ Thảo Liên có khả năng ức chế men gây bệnh của vi khuẩn S.mutans, do đó có tác dụng:
- Giúp ngăn ngừa quá trình hình thành lớp màng sinh học Glucan và cản trở sự bám dính của vi khuẩn lên bề mặt răng, giúp làm sạch bề mặt răng, hạn chế hình thành mảng bám cao răng (việc làm giảm mảng bám có ý nghĩa lớn trong hỗ trợ điều trị sâu răng vì đây chính là nơi tập trung nhiều nhất vi khuẩn gây hại cho răng, là nơi vi khuẩn sinh sống và tiết acid ăn mòn răng).
- Giúp giảm tải lượng vi khuẩn gây sâu răng S.mutans trong nước bot và khoang miệng (do vi khuẩn không bám được lên bề mặt răng, nước bọt giúp đào thải vi khuẩn xuống dưới hệ tiêu hóa và ra ngoài), qua đó giúp hỗ trợ điều trị sâu răng hiệu quả
Tinh dầu trị sâu răng Dạ Thảo Liên được chiết suất từ thảo dược tự nhiên như trầu không, cau, hương nhu, trà xanh nên dùng an toàn cho mọi lứa tuổi, kể cả trẻ nhỏ và phụ nữ có thai, đang cho con bú.
Mua Tinh Dầu trị sâu răng Dạ Thảo Liên ở đây:
Thực Phẩm Chức Năng
Liên Hoa Thanh Hương – Bổ Phế, Giảm Ho, Hỗ trợ phục hồi hậu Covid